Rối loạn mùi vị và sụt cân ở bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng BlogAnChoi tìm ra cách khắc phục nha!

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn mùi vị

Rối loạn mùi vị ở bệnh nhân ung thư là tình trạng giảm hay mất khả năng cảm nhận mùi và vị của thức ăn. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Thức ăn có vị kim loại hay vị thuốc, đặc biệt là sau khi ăn thịt
  • Nhiều loại thức ăn có cùng một mùi vị hoặc chẳng có vị gì
  • Thức ăn có vị khác so với trước đây
  • Mùi thơm của thức ăn không còn như trước nữa

Sự thay đổi mùi vị thức ăn làm giảm khả năng ăn uống của bệnh nhân, khiến bệnh nhân dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu cổ làm tổn thương các tế bào vị giác và tế bào khứu giác. Bên cạnh đó, tình trạng này còn do các nguyên nhân khác như phẫu thuật ở vùng mũi/miệng/họng, sử dụng kháng sinh hay các vấn đề về răng miệng khác,…

Thay đổi mùi vị làm bệnh nhân không thấy ngon miệng (Nguồn: Internet)
Thay đổi mùi vị làm bệnh nhân không thấy ngon miệng (Nguồn: Internet)

Mặc dù cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào để phòng ngừa rối loạn mùi vị nhưng tình trạng này thường sẽ cải thiện khá tốt khi kết thúc điều trị.

Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn mùi vị

  • Chọn thực phẩm có mùi vị dễ chịu, đừng ép bản thân ăn những thực phẩm được xem là lành mạnh nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu.
  • Khám phá ẩm thực mới, biết đâu những món ăn lạ sẽ phù hợp với khẩu vị trong lúc này.
  • Ướp thực phẩm. Thực phẩm sau khi được tẩm ướp gia vị, đặc biệt các loại thảo mộc như hành, tỏi, lá thơm, sả,… có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn hơn. Lưu ý: Thực phẩm sau khi ướp cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi nấu.
  • Thử những thực phẩm có vị chua như cho thêm me, sấu, chanh, cà chua hay giấm vào món ăn. Tuy nhiên nếu đang gặp tình trạng đau họng thì không nên thử các món có vị chua.
Hãy ăn những gì mình thích (Nguồn: Internet)
Hãy ăn những gì mình thích (Nguồn: Internet)
  • Làm ngọt thức ăn bằng cách thêm đường hay các chất tạo ngọt khác nhau có thể cải thiện tình trạng thức ăn có vị đắng, vị mặn hay vị kim loại.
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng trước khi điều trị và giữ gìn vệ sinh răng miệng trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo rằng việc thay đổi mùi vị món ăn không phải do vấn đề răng miệng.

Một số mẹo giúp giảm mùi vị món ăn

  • Ăn khi thức ăn đã nguội
  • Bao gói thực phẩm
  • Sử dụng tô chén có nắp đậy
  • Nấu ăn ở nơi thông thoáng
  • Sử dụng máy hút mùi trong quá trình nấu nướng
  • Để lồng bàn ở xa khu vực nấu
  • Uống bằng ống hút
  • Dùng nồi bằng thủy tinh, chảo bằng đá thay vì kim loại, dùng muỗng/đũa bằng nhựa thay cho kim loại sẽ làm giảm vị kim loại của món ăn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sụt cân

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sụt cân ở bệnh nhân ung thư là:

  • Bản thân bệnh ung thư
  • Tác dụng phụ của phương pháp điều trị như nôn ói, rối loạn mùi vị, đau họng,… làm giảm đáng kể lượng thực phẩm nhập vào.
Không nên quá lo lắng về cân nặng (Nguồn: Internet)
Không nên quá lo lắng về cân nặng (Nguồn: Internet)
  • Lo lắng, trầm cảm

Cần làm gì để cải thiện tình trạng sụt cân?

  • Không bỏ bữa ngay cả khi không cảm thấy đói.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa lớn.
  • Lựa chọn món ăn giàu năng lượng và giàu đạm.
  • Chuyển sang chế độ ăn lỏng như cháo, súp, sữa, sinh tố,… nếu không thích ăn đặc. Cố gắng lựa chọn thức uống cao năng lượng và giàu protein.
  • Tăng cường vận động khi sức khỏe cho phép. Vận động giúp cảm thấy ngon miệng hơn.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau .

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.
Xem thêm

Trẻ mấy tuổi có thể dùng được đông trùng hạ thảo để tăng sức đề kháng an toàn và hiệu quả?

Trong thời đại hiện nay, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các cha mẹ mà còn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đông trùng hạ thảo được xem là "thần dược" bồi bổ sức khỏe, nhưng trẻ em mấy tuổi có thể sử dụng đông trùng hạ thảo một ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User dce63f5a

Hay quá ???